Nổi mề đay có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh nổi mề đây ngoài việc gây ngứa ngáy tột độ thì liệu có nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này
Nổi mề  đay chia ra làm 2 loại: Nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mạn tính.
Mề đay cấp tính  xuất hiện một cách đột ngột ở bất kỳ trên vùng da nào nào của cơ thể. Trước tiên là các nốt sẩn có màu hồng hoặc đỏ, phù nề, ngứa, ngáy khó chịu. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi ngứa phải gãi đến mức chảy máu tươi vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn, ngứa có khi chỉ ở một vùng da nào đó trên cơ thể, có khi cả đám rộng nhưng có khi chỉ rải rác. Nốt sẩn, ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn nhưng cũng có trường hợp mề đay kéo dài cả tuần không tự khỏi.
Có một số trường hợp nặng làm ảnh hưởng tới niêm mạc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy. Nổi mề đay cũng có thể xảy ra ở tổ chức não gây phù não hoặc xảy ra ở đường hô hấp như thanh – khí quản gây phù nề, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Mề đay cấp tính có thể biến mất hoặc tái phát thành nổi mề đay mạn tính
noi me day co nguy hiem toi tinh mang khong
Mề đay mạn tính là nổi mề đay xuất hiện kéo dài vài ngày, vài tháng, hoặc vài năm. Biểu hiện đó là một số nốt mẩn, ngứa trên da nhưng có khi là rất nhiều nốt mẩn ngứa tạo thành một mảng hoặc nhiều mảng trên các vùng da khác nhau có hình loang lổ giống như da hổ. Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như dạng thành vòng, dạng thành vạch, dạng xuất huyết, dạng mụn nước.
Nổi mề  đay mạn tính biến chứng gây phù Quincke sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục. Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Nên lưu ý rằng, ở một người có cơ địa dị ứng, ví dụ như bị chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, hen suyễn, viêm mũi, xoang dị ứng… khi thay đổi của thời tiết, nhất là nóng – lạnh đột ngột thì bệnh mề đay càng rất dễ xuất hiện. Bệnh mề đay nếu không điều trị dứt điểm có thể gãi nhiều làm nhiễm khuẩn da gây lở loét làm cho việc điều trị thêm phần phức tạp.
Hơn nữa, sau khi khỏi bệnh thường để lại vết thâm. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh mề đay có thể gây nguy hiểm cho tính mạng (mề đay xuất hiện ở đường tiêu hóa, đường hô hấp hay não gây phù nề). Việc chẩn đoán bệnh mề đay không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy vậy, việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh mề đay thì còn gặp không ít khó khăn bởi vì các loại dị nguyên gây bệnh rất đa dạng kèm theo đó là yếu tố cơ địa hoặc di truyền.
Nên làm gì khi bị nổi mề đay
Nổi mề đay không phân biệt tuổi tác và giới tính, khi bị nổi mề đay cần điều trị kịp thời, nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định điều trị và phòng tái phát cũng thuận lợi. Từ ngày phát minh ra thuốc kháng histamin nhất là các loại kháng histamin tổng hợp thì việc điều trị các bệnh dị ứng, đặc biệt là bệnh mề đay có hiệu nghiệm hơn rất nhiều. Tránh thực phẩm, những yếu tố dễ gây dị ứng, tránh để lạnh xảy ra đột ngột, vì vậy, khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi ra khỏi nhà và không nên nằm ngủ trong phòng có máy lạnh, giữ vệ sinh cơ thể cũng như mỗi trường sống sạch sẽ. Nên súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Khi bị bệnh, nên hạn chế gãi để tránh gây xây xát, chảy máu (đặc biệt là trẻ em) nhằm không để da bị bội nhiễm gây viêm da, mưng mủ dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Sản phẩm trị bệnh nổi mề đay
Hyland’s Hives có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng phát ban đỏ, noi me day, sưng và ngứa theo cưng cơn. Các hoạt chất HPUS sẽ kích thích phản ứng tự chữa bệnh của cơ thể đánh bay các triệu chứng nổi mề đay hiệu quả.
hyland's-hives
Thành phần thuốc:
  • Apis Mellifica 3X HPUS
  • Urtica Urens 3X HPUS
  • Natrum Muriaticum 6X HPUS
  • Arsenicum Album 6X HPUS
Nguồn gốc: Sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ.
Cách sử dụng:
  • Người trưởng thành: Ngậm từ 2 đến 3 viên 4 giờ một lần hoặc khi cần thiết.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Ngậm 1 viên 4 giờ 1 lần khi cảm thấy cần thiết.
Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, bảo quản nơi khô rao tránh xa tầm tay trẻ em