Cần làm gì để ngăn ngừa đột quỵ tái phát

Trong 3 tháng đầu sau điều trị đột quỵ nguy cơ đột quỵ tái phát vẫn rất cao. Người bệnh cần phải làm gì để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh gây tử vong hàng đầu tại nhiều nước. Bệnh gây tử vong nhanh, nếu điều trị kịp thời người cũng vẫn có thể bị tàn phế, mức độ tàn phế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Nhiều thống kê cho thấy sau đột quỵ khoảng 30-40% bệnh nhân hồi phục tốt, chỉ có những khiếm khuyết nhẹ, có thể đi lại, sinh hoạt và thực hiện hầu hết các công việc trước đây từng làm.
Khoảng 30% bệnh nhân có mức độ tàn phế trung bình, có thể tự sinh hoạt cá nhân nhưng không thể quay trở lại công việc ban đầu. Người bệnh có thể đi được nhưng phải nhờ vào sự trợ giúp của gậy, khung.
Còn lại 20% bệnh nhân với mức tàn phế nặng, hầu như phải nằm một chỗ trên giường bệnh, không thể tự chăm sóc bản thân, đòi hỏi người nhà phải hỗ trợ mọi sinh hoạt cá nhân.
can lam gi de ngan ngua dot quy tai phat

Để phòng và hỗ trợ điều trị đột quỵ, cần có chế độ dinh dưỡng tốt,  nên chọn những thức ăn dễ hấp thu, giàu dinh dưỡng như sữa, sinh tố, nước ép từ rau củ quả. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh thức ăn nhiều cholesterol, giảm muối, tránh thuốc lá, rượu bia…
Nguy cơ tái phát của đột quỵ tùy thuộc vào cơ chế, nguyên nhân gây ra đột quỵ. Ước tính tính chung thì tỷ lệ tái phát khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên. Nếu nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nguy hiểm hơn thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Những bệnh nhân có những xơ vữa nặng các động mạch não thì nguy cơ tái phát có thể lên đến 20% trong năm đầu tiên.
Cần làm gì để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?
Để phòng và ngăn ngừa đột quỵ tái phát cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của đột quỵ. Sau đột quỵ nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Người bệnh cần phải cải thiện tình trạng xơ vữa mạch máu, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường…Cần nghiêm túc áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt, như giảm muối, tránh rượu bia, thuốc lá…
Bên cạnh đó cần tìm cách cải thiện cải thiện tinh thần cho bệnh nhân. Người bệnh cần duy trì các thuốc phòng ngừa lâu dài, không nên tự ý dừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và phải tái khám đều đặn.
Vậy phòng bệnh thì sao? Nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng để có thể phát hiện sớm bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao và bệnh tim mạch.
Khi các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đừng chờ đợi cho các triệu chứng mất đi. Thông báo cho các thành viên gia đình hoặc những người bạn xung quanh khi có những triệu chứng báo động.