Những thói quen cần tránh trong ăn uống hàng ngày

Ngoài việc tính toán thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm ăn hàng ngày, thói quen ăn như thế nào cũng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.

Những thói quen cần tránh trong ăn uống hàng ngày 1

Ăn nhiều canh

Nhiều người nghĩ rằng ăn nhiều canh thì sẽ hạn chế ăn được các món ăn khác do canh có nhiều nước sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong dạ dày, ngoài ra canh cũng là rau nên cung cấp nhiều vitamin tự nhiên, nhiều chất xơ nên không thể gây béo được. Quan điểm này không hề đúng chút nào, theo nguyên tắc tiêu hóa thì sau khi vào dạ dày khoảng 30 phút, thức ăn sẽ được đẩy xuống tiểu tràng. Do ở dạng lỏng nên canh dễ tiêu hóa và hấp thụ, điều này đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng, bao gồm cả chất béo có trong canh sẽ được hấp thụ và tiêu hoá nhanh hơn.
Do đó, một số người trung thành với quan điểm ăn canh thay thức ăn thường khó giảm được cân vì không kiểm soát được các dưỡng chất nạp vào cơ thể. Không chỉ vậy, việc ăn quá nhiều canh đặc biệt là canh bổ dưỡng vào buổi tối còn gây đầy bụng, đi tiểu đêm nhiều lần khiến giấc ngủ không được sâu, gây trạng thái mệt mỏi cho ngày hôm sau.

Ăn nhiều đường

Không thể phủ nhận vai trò cung cấp năng lượng của đường nhưng ăn nhiều đường quá sẽ gây những tác hại không hề nhỏ cho sức khỏe. Khi bạn ăn nhiều đường thì việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu khác sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng khiến cơ thể bị thiếu chất, chức năng miễn dịch hoạt động không bình thường, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường, thậm chí là ung thư.
Đường gây ra tình trạng tăng glucoze trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Đường đẩy nhanh quá trình lão hóa vì sau khi vào trong máu, những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hóa, từ da cho đến các cơ quan nội tạng và động mạch. Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, C, B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt…

Thích ăn nóng

Những thói quen cần tránh trong ăn uống hàng ngày 2
Có một số người có thói quen ăn thức ăn vừa chế biến xong, còn nóng sốt, vừa là do sở thích vừa là do cho rằng ăn khi nóng, thực phẩm mới không bị hao hụt các vitamin và khoáng chất. Nhưng đây là thói quen không hề tốt chút nào, khi ăn đồ ăn còn quá nóng, nhiệt độ cao sẽ gây tác động lên các mạch máu ở thành vách dạ dày và ruột khiến chúng nở ra, quán trình phân tiết tiêu hóa tăng lên, thúc đẩy nhanh việc tiêu hóa và hấp thụ ở vị tràng. Từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ gần như tuyệt đối, đây cũng là một yếu tố ngầm thúc đẩy việc tăng cân.
Không chỉ vậy, việc thường xuyên ăn nóng sẽ làm gia tăng các triệu chứng bệnh ở khoang miệng, thực quản dạ dày… trong đó không loại trừ bệnh ung thư vùng miệng do lớp bảo vệ bên ngoài bị tổn thương. Các tế bào vị giác trên lưỡi cũng bị ảnh hưởng khiến thần kinh vị giác bị suy giảm dẫn đến chán ăn… Ngoài ra, ăn thức ăn khi còn quá nóng cũng ảnh hưởng tới chất lượng men răng… Vì vậy, bạn nên ăn khi thức ăn đã giảm bớt nhiệt độ, nóng ở mức độ vừa phải, vừa đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng vừa không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.